hoạt động khoa học

ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI TỪ 35 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH CÀ MAU NĂM 2015
[ Cập nhật vào ngày (12/05/2016) ]

TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 650 người từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau năm 2015 để xác định tỉ lệ rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy tỉ lệ rối loạn lipid máu là 69,4%. Tỉ lệ tăng triglycerid là 35,7%; tăng cholesterol là 41,2%; tăng LDL-c là 14,3%; giảm HDL-c là 16%. Tỷ lệ có rối loạn các chỉ số lần lượt là: Cả 4 chỉ số 0,3%; ba (3) chỉ số là 6,6%; hai (2) chỉ số là 23,7%; một (1) chỉ số là 38,8%. Các yếu tố nguy cơ của rối loạn lipid máu là huyết áp, đái tháo đường, chỉ số khối cơ thể và vòng hông.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn lipid máu (RLLPM) và đái tháo đường, tăng huyết áp là những bệnh lý đã được chứng minh làm tăng tỷ lệ tử vong và biến cố tim mạch. Một phân tích gộp tổng hợp từ 123 nghiên cứu trên 613815 bệnh nhân cho thấy lợi ích thật sự của việc kiểm soát tốt đường huyết và lipid máu, tăng huyết áp (THA) trong việc giảm tử vong và biến cố tim mạch [1]. Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và/ hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng mạch máu khác, hậu quả nặng nề nhất là gây tử vong hoặc tàn phế [2]. Cùng với sự phát triển của xã hội các bệnh lây nhiễm ngày càng được đẩy lùi bên cạnh đó những bệnh không lây và chuyển hóa ngày càng gia tăng trong đó có rối loạn lipid máu. Nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân và cộng sự [3] ở 630 người trên 40 tuổi tại 3 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ năm 2009 cho thấy 70,4% có rối loạn lipid máu trong đó có 52,5% đối tượng tăng LDL-c; 41,9% tăng cholesterol; 37% tăng triglycerid chỉ có 0,2%giảm HDL-c. Nghiên cứu của Trần Thành Trọng và cộng sự [4] trên 508 cán bộ trung cao ngành Bưu điện phía Nam cho thấy tỉ lệ hiện mắc rối loạn lipid máu của đối tượng nghiên cứu là 66,60%. Trong đó, nam giới có rối loạn lipid máu cao gấp 1,6 lần so với không bị RLLPM (p=0,00). Đối tượng trên 55 tuổi có rối loạn lipid máu cao gấp 1,4 lần so với không RLLPM (p=0,04). Tương tự đối tượng THA có rối loạn lipid máu cao gấp 1,6 lần (p=0,00), bệnh đái tháo đường ở rối loạn lipid máu cao gấp 3,8 lần (p=0,01), thừa cân – béo phì có rối loạn lipid máu cao gấp 1,4 lần (p=0,01), tỷ số eo/mông có rối loạn lipid máu cao gấp 1,2 lần không bị RLLPM (p=0,01). Nghiên này muốn tìm hiểu các đặc điểm rối loạn lipid máu ở tại cộng đồng và các yếu tố liên quan như đái tháo đường, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa…ở người từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau năm 2015. Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp dữ liệu về rối loạn lipid máu ở người từ 35 tuổi trở lên tại Cà Mau, từ đó 40 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 4 (177) 2016 làm cơ sở để đưa ra các biện pháp giáo dục sức khỏe phù hợp nhằm làm giảm tỉ lệ tình trạng rối loạn lipid máu trong cộng đồng hướng đến giảm nguy cơ tim mạch.

 

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang từ 30/1/2015 đến 30/6/2015 để xác định tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu và các yếu tố liên quan trên đối tượng là những người từ 35 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, đã sinh sống ít nhất 6 tháng tại tỉnh Cà Mau và đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2 Cỡ mẫu

Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ; Trong đó:

Chọn α = 0,05 khi đó Z = 1,96; d = 0,05; p = 0,7 (Tỉ lệ rối loạn lipid máu của nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân, Trần Văn Long tại một số xã ở đồng bằng Bắc bộ [3].

Khi đó n = 323. Vì kĩ thuật chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn nên chúng tôi lấy gấp 2 lần (DE=2) số mẫu ước lượng. Số mẫu cần lấy là 646 người.

Thực tế nghiên cứu trên 650 người.

2.3 Tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí loại trừ

2.3.1 Tiêu chí chọn mẫu: Tất cả những người từ 35 tuổi trở lên không phân biệt giới tính đã sinh sống ít nhất 6 tháng tại tỉnh Cà Mau đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.3.2 Tiêu chí loại trừ:

Không đưa vào nghiên cứu các đối tượng không có khả năng giao tiếp như bệnh tâm thần, mất tri giác hoặc những người đang dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu.

2.4 Kĩ thuật chọn mẫu

Để mẫu có thể đại diện cho dân số trên 35 tuổi tại Cà Mau chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu phân tầng, mẫu cụm phối hợp với kỹ thuật chọn mẫu nhiều giai đoạn.

Bước 1: Phân tầng nông thôn và thành thị. Dân số nông thôn chiếm 78,5% thành thị 21,5%. Khu vực nông thôn số mẫu cần lấy là 510 người (78,4%), thành thị là 140 người (21,6%).

Bước 2: Chọn mẫu cụm. Do số phường, thị trấn, xã và số ấp, khóm ở mỗi đơn vị hành chính khác nhau nên chúng tôi chọn mẫu cụm xác suất tỉ lệ với cỡ dân số (PPS).

A. Tầng thành thị: Chọn mỗi cụm là 30 người, chúng tôi cần 05 cụm, do số mẫu là 140 nên cụm thứ 5 số mẫu là 20 người. Cụm bậc 1: chọn 2 phường hoặc thị trấn từ danh sách. Cụm bậc 2: chọn 5 khóm từ 2 phường thị trấn đã chọn.

B. Tầng nông thôn: Chọn mỗi cụm là 30 người, chúng tôi cần 17 cụm. Lập danh sách 82 xã. Cụm bậc 1: chọn 8 xã trong 82 xã.Cụm bậc 2: chọn 17 ấp (cụm) trong 8 xã đã chọn.

Bước 3: Sau khi chọn được mẫu cụm theo phương pháp PPS chúng tôi tiếp tục chọn mẫu theo phương pháp hệ thống. Lập danh sách những người từ 35 tuổi trở lên. Sau đó chọn mẫu theo phương pháp hệ thống với hệ số k là dân số từ 35 tuổi trở lên của ấp được chọn /số mẫu của cụm. Chọn một số ngẫu nhiên lấy mẫu đầu tiên, các mẫu tiếp theo được cộng với hệ số k cho đến khi đủ số mẫu. Trong trường hợp chọn được mẫu nhưng không lấy được mẫu chúng tôi tiếp tục chọn lại số ngẫu nhiên các mẫu tiếp theo và tiếp tục được lấy theo hệ số k.

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn để thu thập các số liệu đặc điểm chung và thói quen, đối tượng nghiên cứu được nhịn ăn ít nhất là 8 giờ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm bao gồm Cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL-c; HDL-c. Các thông số xét nghiệm được đo bằng máy sinh hóa tự động BECKMANCOULTER-AU 400, hóa chất do hãng Olympus của Nhật sản xuất. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 4 (177) 2016 41 Nguyên lý: định lượng acid uric, glucose, cholesterol, triglycerid, HDL-C và LDL-C theo nguyên lý enzyme, đơn vị mmol/L.

2.6 Các tiêu chuẩn chẩn đoán

Xác định hội chứng chuyển hóa khi có ít nhất 3 trong 5 tiêu chí đã hiệu chỉnh dành cho người Châu Á theo tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP ATP III Béo phì dựa trên vòng bụng : Nam > 90cm; nữ > 80cm. HDL-C: nam < 40mg/DL; nữ < 50mg/dl. Triglycerid > 150mg/dl; Huyết áp > 130/85 mmHg; Đường huyết lúc đói >110mg/dl. Phân độ huyết áp theo WHO/ISH năm 2004 tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg; huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Rối loạn lipid máu là sự gia tăng cholesterol máu (tăng TC tăng LDL-C) tăng TG hoặc cả hai hoặc giảm HDL-c trong máu.

Đánh giá mức độ RLLM theo khuyến cáo của ATP III. Đối tượng được chẩn đoán đái tháo đường khi đã được chẩn đoán hoặc đang điều trị đái tháo đường; nồng độ glucose huyết tương lúc đói ≥ 7 mmol/L theo ADA 2013.

2.7 Phân tích số liệu

• Xử lý dữ kiện: Dữ liệu thô từ phiếu thu thập số liệu được xử lí và nhập vào phần mềm Epi-data 3.02 để quản lý dữ liệu và xử lý dữ liệu bằng phần mềm STATA 12.0.

• Phân tích dữ kiện: Đối với các biến số định lượng: được trình bày bằng số trung bình ± độ lệch chuẩn với biến phân phối chuẩn và trung vị (khoảng tứ phân vị đối với biến không phân phối chuẩn).

Đối với các biến số định tính: được trình bày bằng tỷ lệ phần trăm. Dùng phân tích hồi quy đa biến logistic regression để xác định các yếu tố liên quan đối với rối loạn lipid máu. Ước lượng tỷ suất chênh (odds ratio) với khoảng tin cậy 95%. Mức sai biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. III. KẾT QUẢ Bảng 1. Lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Biến số Trung bình Độ lệch chuẩn Lâm sàng Tuổi 54,5 11,49 BMI 22,7 3,56 HA tâm thu 128,17 19,2 HA tâm trương 79,3 11,4 Cận lâm sàng Đường 97,6 29,1 Cholesterol 195,3 33,1 Triglycerid 165,3 27,8 HDL_C 49,3 9,1 LDL_C 103,8 19,6 42 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 4 (177) 2016 Bảng 2. Tần suất và các dạng rối loạn lipid máu Biến số Số lượng Tỷ lệ (%) Tăng cholesterol 268 41,2 Tăng Triglycerid 232 35,7 Tăng LDL-c 93 14,3 Giảm HDL-c 104 16 Rối loạn lipid máu 451 69,4 Rối loạn 1 chỉ số 252 38,8 Rối loạn 2 chỉ số 154 23,7 Rối loạn 3 chỉ số 43 6,6 Rối loạn 4 chỉ số 2 0,3 Có 268 người có tăng cholesterol toàn phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong các rối loạn còn lại, tỷ lệ rối loạn lipid chung là 69,4%. Bảng 3. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và các yếu tố Các biến số Hệ số hồi qui Sai số chuẩn p OR (95%CI) Nhóm tuổi 1,22 0,01 0,48 1,2(0,84-1,35) Giới tính 1,01 0,18 0,88 1,01(0,86-1,1) Địa chỉ 1 0,2 0,46 1,02(0,83-1,12) Vòng hông 1 0,3 0,002 2,2(1,29-4,5) Huyết áp 1,97 0,24 0,013 1,8(1,59-6,1) Đái tháo đường 1,26 0,33 0,023 1,62(1,17-3,21) BMI 1,34 0,29 0,007 1,73(1,26-2,52) Khi xét xác yếu tố tăng huyết áp, đái tháo đường, vòng hông to, BMI đều có mối liên quan với rối loạn lipid máu. Hơn nữa, RLLPM ở nhóm có hội chứng chuyển hóa là 90,3% cao hơn ở nhóm không có hội chứng chuyển hóa 9,7% sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p=0,000. IV. BÀN LUẬN 4.1 Kết quả rối loạn lipid máu Kết quả khảo sát ở 650 người 316 nam, 334 nữ cho thấy tỉ lệ RLLPM ở nhóm nghiên cứu là 451 trường hợp chiếm 69,4%. Kết quả này cũng tương tự như các nghiên cứu của Nghiên cứu của Trần Thành Trọng [5] thực hiện 508 người cán bộ trung cao ngành Bưu điện phía nam cho thấy tỉ lệ rối lọan lipid máu là 66,6%. Nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân, thực hiện 630 người ở 3 tỉnh đồng bằng Bắc bộ cho thấy tỉ lệ rối lọn lipid máu là 70,4%. Tuy nhiên trong ngiên cứu của Trần Thành Trọng tỉ lệ tăng LDL-C là 38,32% cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 14,3% sự khác biệt này có lẽ do dân số nghiên cứu khác nhau. 4.2 Liên quan giữa rối loạn lipid máu với các yếu tố lâm sàng 4.2.1 Rối loạn lipid máu và tuổi Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, RLLPM không liên quan với tuổi và khi xét riêng theo từng giới thì cũng không có sự tương quan, nhóm tuổi từ ><45 tỉ lệ có RLLPM là (64,1%); nhóm tuổi từ 45 -54 (72,2%); nhóm tuổi từ 55 -64 (70,4%); nhóm tuổi từ 65 trở Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 4 (177) 2016 43 lên là (71,2%); với p=0,426. Nghiên cứu của Trần Thành Trọng thực hiện 508 người cán bộ trung cao ngành Bưu điện phía nam cho thấy đối tượng trên 55 tuổi có rối loạn lipid máu cao gấp 1,4 lần so với không RLLM (p=0,04) [5]. Nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân, Trần Văn Long thực hiện 630 người ở 3 tỉnh đồng bằng Bắc bộ cho thấy tỉ lệ rối lọan lipid máu tăng dần theo tuổi, p=0,001 [3]. 4.2.1 Giới tính và vòng hông Ở nghiên cứu của chúng tôi, có sự khác biệt về RLLPM có ý nghĩa thống kê ở cả hai giới theo vòng hông.Những người có vòng hông to (nam ≥ 90cm; nữ ≥ 80cm) có tỷ lệ RLLPM là 78,6% trong khi những người có vòng hông bình thường thì tỷ lệ RLLPM chỉ có 65,1%. Với p=0,000; OR=1,95 KTC 95% (1,34-2,91). Như vậy những người có vòng hông to có nguy cơ RLLPM gấp 1,95 lần so với nhóm còn lại. Nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân cho thấy tỷ số eo/mông có rối loạn lipid máu cao gấp 1,2 lần không bị RLLM (p=0,01) [3]. 4.2.2 Rối loạn Lipid máu và huyết áp Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ RLLPM ở nhóm tăng huyết áp là 77,6% nhóm không tăng huyết áp là 66,9% với p = 0,012; OR=1,72 KTC 95% (1,1-2,6).Ở nhóm rối loạn chuyển hóa lipid máu khi xét nhóm tăng huyết áp so với nhóm không tăng huyết áp cho kết quả OR = 1,56; p=0,003 khoảng tin cậy 95% (1,14 – 2,6). Như vậy trong cùng nhóm có tăng huyết áp thì nguy cơ RLLPM của nhóm tăng gấp 1,5 lần so với nhóm không có tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Phú Yên của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thủy cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm 77,4% trong đó nữ cao hơn nam (51,4% so với 26,9%), p><0,005. Tăng CT chiếm 53,4%, TG chiếm 33,1%, LDL-cchiếm 39,4%, HDL-c giảm chiếm 4,9% [4]. Nghiên cứu của Charles U. Osuji tại đông nam Nigeria trên những người mới được chẩn đoán tăng huyết áp cho thấy rối loạn lipid tăng cao ở nhóm này và các trị số triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-c đều tăng hơn so với nhóm còn lại [6]. Hơn nữa, nghiên cứu của David E. Laaksonen tại Phần Lan sau 7 năm theo dõi trên 311 người cho thấy rối loạn lipid máu có thể tiên đoán được tình trạng tăng huyết áp, phân tích hồi qui đa biến cho thấy triglycerid, LDL-c, HDL-c có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp mới được chẩn đoán [5]. 4.2.3 Rối loạn Lipid máu và đái tháo đường Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ RLLPM ở nhóm đái tháo đường là 81%, nhóm không đái tháo đường là 67,8%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê, p=0,017; OR = 2,029; KTC 95% (1,12 – 3,65). Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ RLLPM tăng dần theo thời gian phát hiện đái tháo đường lần lượt là: 68,9% ở nhóm phát hiện đái tháo đường >< 5 năm, 75,24% nhóm phát hiện đái tháo đường 5 - 10 năm , 93,84% nhóm phát hiện đái tháo đường >10 năm, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê, p=0,002.

 

III. KẾT QUẢ

Bảng 1. Lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Biến số

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Lâm sàng

 

 

Tuổi

54,5

11,49

BMI

22,7

3,56

HA tâm thu

128,17

19,2

HA tâm trương

79,3

11,4

Cận lâm sàng

 

 

Đường

97,6

29,1

Cholesterol

195,3

33,1

Triglycerid

165,3

27,8

HDL_C

49,3

9,1

LDL_C

103,8

19,6

Bảng 2. Tần suất và các dạng rối loạn lipid máu

Biến số

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tăng cholesterol

268

41,2

Tăng Triglycerid

232

35,7

Tăng LDL-c

93

14,3

Giảm HDL-c

104

16

Rối loạn lipid máu

451

69,4

Rối loạn 1 chỉ số

252

38,8

Rối loạn 2 chỉ số

154

23,7

Rối loạn 3 chỉ số

43

6,6

Rối loạn 4 chỉ số

2

0,3

Có 268 người có tăng cholesterol toàn phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong các rối loạn còn lại, tỷ lệ rối loạn lipid chung là 69,4%.

Bảng 3. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và các yếu tố

Các biến số

Hệ số hồi qui

Sai số chuẩn

p

OR (95%CI)

Nhóm tuổi

1,22

0,01

0,48

1,2(0,84-1,35)

Giới tính

1,01

0,18

0,88

1,01(0,86-1,1)

Địa chỉ

1

0,2

0,46

1,02(0,83-1,12)

Vòng hông

1

0,3

0,002

2,2(1,29-4,5)

Huyết áp

1,97

0,24

0,013

1,8(1,59-6,1)

Đái tháo đường

1,26

0,33

0,023

1,62(1,17-3,21)

BMI

1,34

0,29

0,007

1,73(1,26-2,52)

Khi xét xác yếu tố tăng huyết áp, đái tháo đường, vòng hông to, BMI đều có mối liên quan với rối loạn lipid máu. Hơn nữa, RLLPM ở nhóm có hội chứng chuyển hóa là 90,3% cao hơn ở nhóm không có hội chứng chuyển hóa 9,7% sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p=0,000.

 

IV. BÀN LUẬN

4.1 Kết quả rối loạn lipid máu

Kết quả khảo sát ở 650 người 316 nam, 334 nữ cho thấy tỉ lệ RLLPM ở nhóm nghiên cứu là 451 trường hợp chiếm 69,4%. Kết quả này cũng tương tự như các nghiên cứu của Nghiên cứu của Trần Thành Trọng [5] thực hiện 508 người cán bộ trung cao ngành Bưu điện phía nam cho thấy tỉ lệ rối lọan lipid máu là 66,6%. Nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân, thực hiện 630 người ở 3 tỉnh đồng bằng Bắc bộ cho thấy tỉ lệ rối lọn lipid máu là 70,4%. Tuy nhiên trong ngiên cứu của Trần Thành Trọng tỉ lệ tăng LDL-C là 38,32% cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 14,3% sự khác biệt này có lẽ do dân số nghiên cứu khác nhau.

4.2 Liên quan giữa rối loạn lipid máu với các yếu tố lâm sàng

4.2.1 Rối loạn lipid máu và tuổi

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, RLLPM không liên quan với tuổi và khi xét riêng theo từng giới thì cũng không có sự tương quan, nhóm tuổi từ <45 tỉ lệ có RLLPM là (64,1%); nhóm tuổi từ 45 -54 (72,2%); nhóm tuổi từ 55 -64 (70,4%); nhóm tuổi từ 65 trở >< 45 tỉ lệ có RLLPM là (64,1%); nhóm tuổi từ 45 -54 (72,2%); nhóm tuổi từ 55 -64 (70,4%); nhóm tuổi từ 65 trở lên là (71,2%); với p=0,426. Nghiên cứu của Trần Thành Trọng thực hiện 508 người cán bộ trung cao ngành Bưu điện phía nam cho thấy đối tượng trên 55 tuổi có rối loạn lipid máu cao gấp 1,4 lần so với không RLLM (p=0,04) [5]. Nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân, Trần Văn Long thực hiện 630 người ở 3 tỉnh đồng bằng Bắc bộ cho thấy tỉ lệ rối lọan lipid máu tăng dần theo tuổi, p=0,001 [3].

4.2.1 Giới tính và vòng hông

Ở nghiên cứu của chúng tôi, có sự khác biệt về RLLPM có ý nghĩa thống kê ở cả hai giới theo vòng hông.Những người có vòng hông to (nam ≥ 90cm; nữ ≥ 80cm) có tỷ lệ RLLPM là 78,6% trong khi những người có vòng hông bình thường thì tỷ lệ RLLPM chỉ có 65,1%. Với p=0,000; OR=1,95 KTC 95% (1,34-2,91). Như vậy những người có vòng hông to có nguy cơ RLLPM gấp 1,95 lần so với nhóm còn lại. Nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân cho thấy tỷ số eo/mông có rối loạn lipid máu cao gấp 1,2 lần không bị RLLM (p=0,01) [3].

4.2.2 Rối loạn Lipid máu và huyết áp

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ RLLPM ở nhóm tăng huyết áp là 77,6% nhóm không tăng huyết áp là 66,9% với p = 0,012; OR=1,72 KTC 95% (1,1-2,6).Ở nhóm rối loạn chuyển hóa lipid máu khi xét nhóm tăng huyết áp so với nhóm không tăng huyết áp cho kết quả OR = 1,56; p=0,003 khoảng tin cậy 95% (1,14 – 2,6). Như vậy trong cùng nhóm có tăng huyết áp thì nguy cơ RLLPM của nhóm tăng gấp 1,5 lần so với nhóm không có tăng huyết áp.

Kết quả nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Phú Yên của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thủy cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm 77,4% trong đó nữ cao hơn nam (51,4% so với 26,9%), p<0,005. Tăng CT chiếm 53,4%, TG chiếm 33,1%, LDL-cchiếm 39,4%, HDL-c giảm chiếm 4,9% [4]. Nghiên cứu của Charles U. Osuji tại đông nam Nigeria trên những người mới được chẩn đoán tăng huyết áp cho thấy rối loạn lipid tăng cao ở nhóm này và các trị số triglycerid, cholesterol toàn phần, > <0,005. Tăng CT chiếm 53,4%, TG chiếm 33,1%, LDL-cchiếm 39,4%, HDL-c giảm chiếm 4,9% [4]. Nghiên cứu của Charles U. Osuji tại đông nam Nigeria trên những người mới được chẩn đoán tăng huyết áp cho thấy rối loạn lipid tăng cao ở nhóm này và các trị số triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-c đều tăng hơn so với nhóm còn lại [6]. Hơn nữa, nghiên cứu của David E. Laaksonen tại Phần Lan sau 7 năm theo dõi trên 311 người cho thấy rối loạn lipid máu có thể tiên đoán được tình trạng tăng huyết áp, phân tích hồi qui đa biến cho thấy triglycerid, LDL-c, HDL-c có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp mới được chẩn đoán [5].

4.2.3 Rối loạn Lipid máu và đái tháo đường

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ RLLPM ở nhóm đái tháo đường là 81%, nhóm không đái tháo đường là 67,8%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê, p=0,017; OR = 2,029; KTC 95% (1,12 – 3,65). Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ RLLPM tăng dần theo thời gian phát hiện đái tháo đường lần lượt là: 68,9% ở nhóm phát hiện đái tháo đường < 5 năm, 75,24% nhóm phát hiện đái tháo đường 5 - 10 năm , 93,84% nhóm phát hiện đái tháo đường >10 năm, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê, p=0,002.

4.3 Rối loạn Lipid máu và BMI

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự tương quan mạnh giữa RLLPM và BMI. Tỷ lệ RLLPM ở nhóm BMI ≥23 là 74,4%, nhóm BMI<23 là 64,6%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê, p=0,006; OR = 1,60; KTC 95% (1,14 – 2,24). Như vậy, ở nhóm ≥23 có tỷ lệ rối loạn lipid tăng gấp 1,6 lần so với nhóm BMI> <23 là 64,6%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê, p=0,006; OR = 1,60; KTC 95% (1,14 – 2,24). Như vậy, ở nhóm ≥23 có tỷ lệ rối loạn lipid tăng gấp 1,6 lần so với nhóm BMI<23. > < 23.

Sự tương quan chặt chẽ giữa BMI và RLLPM rõ ràng ở triglycerid và cholesterol toàn phần. Đối với HDL-c thì sự tương quan yếu nhóm có BMI < 23 có tỷ lệ giảm HDL-c là 39,3% trong khi đó nhóm có BMI ≥ 23 thì tỷ lệ giảm HDL-c là 44,5% và sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, p=0,13. Nghiên cứu của Trần Thành trọng cho thấy thừa cân – béo phì có rối loạn lipid máu cao gấp 1,4 lần (p=0,01), tỷ số eo/mông có rối loạn lipid máu cao gấp 1,2 lần không bị RLLM (p=0,01) [2]. Nói chung, RLLPM tương quan mạnh với BMI, và sự tương quan này được chứng minh qua nhiều nghiên cứu, sự khác biệt rõ ràng ở triglycerid và cholesterol toàn phần.

4.4 Phân tích hồi qui logistic

Sau khi đưa các yếu tố vào mô hình hồi qui logistic, kết quả cho thấy có các yếu tố liên quan làm tăng khả năng bị rối loạn lipid máu làvòng hông, tăng huyết áp, đái tháo đường và BMI. Nhóm có tăng huyết áp sau khi phân tích hồi qui có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu cao gấp 1,8 lần so với nhóm không tăng huyết áp. Nhóm có vòng hông to tăng gấp 2,2 lần; nhóm đái tháo đường tăng nguy cơ 1,62 lần; nhóm có BMI >23 có nguy cơ tăng cao gấp 1,73 lần so với nhóm còn lại. Các yếu tố không ảnh hưởng đến rối loạn lipid máu trong nghiên cứu ngày là nhóm tuổi, giới tính, địa chỉ.

Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy tỉ lệ RLLPM ở nhóm tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa (52,85%) cũng cao hơn so với nhóm tăng huyết áp không có hội chứng chuyển hóa (19,41%) với p = 0,008. So sánh RLLPM ở các nhóm tăng huyết áp có và không có đặc điểm của hội chứng chuyển hóa cho thấy nồng độ triglycerid ở nhóm có đặc điểm hội chứng chuyển hóa luôn cao hơn nhóm còn lại.

V. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu 650 người từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau cho thấy tỉ lệ rối loạn lipid máu là 69,4%, tỉ lệ tăng triglycerid là 35,7%; tăng cholesterol là 41,2%; tăng LDL_c là 14,3%; giảm HDL-c là 16%. Rối loạn lipid máu có mối liên quan với huyết áp, trị số đường huyết, chỉ số khối cơ thể, vòng hông, nhất là những người có kèm theo hội chứng chuyển hóa.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ettehad D, et al, Blood pressure lowering for prevention of cardiovascular disease and death: A systematic review and meta-analysis. Lancet 2015; (15: 1225-1228.

2. Sarah Wild et al. Global Prevalence of Diabetes: Estimates for the year 2000 and projections for 2030. Diabetes Care, 2004; 27: 1047-1053.

3. Đỗ Đình Xuân, Trần Văn Long. Khảo sát tình trạng rối loạn lipid máu ở nhóm người trên 40 tuổi tại một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí y học thực hành, 2009;662(5).

4. Nguyễn Thị Hồng Thủy. Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Phú Yên. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 2014; 46: 57-64.

5. Trần Thành Trọng, Cao Thanh Ngọc, Hồ Thượng Dũng. Rối loạn lipid máu ở cán bộ trung cao ngành bưu điện phía nam: tỉ lệ hiện mắc và đặc điểm nhóm có rối loạn lipid máu. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 2012. 16 (4): 139-147.

6. Charles U. Osuji et al. Serum Lipid Profile of Newly Diagnosed Hypertensive Patients in Nnewi, SouthEast Nigeria.International Journal of Hypertension, 2012; 1-7.

7. David E. Laaksonen, et al,Dyslipidaemia as a predictor of hypertension in middle-aged men.European Heart Journal, 2008. 29; 2561–2568.

 Tác giả: Huỳnh Ngọc Linh, Nguyễn Thành Trung. Trường cao đẳng Y tế Cà Mau

Trần Quang Khóa. Bệnh viện ĐKKV Trần Văn Thời

 

 

PREVALENCE OF DYSLIPIDEMIA AND RELATED FACTORS AMONG PEOPLE AGED 35 AND OLDER IN CA MAU PROVINCE IN 2015

Huynh Ngoc Linh­1 , Nguyen Thanh Trung1 , Tran Quang Khoa2

1 Ca Mau Medical College

2 Tran Van Thoi Hospital,

 

Ca Mau A cross-sectional survey was conducted in a population of 650 people ≥ 35 years of age in Ca Mau province in 2015 to identifythe prevalence of dyslipidemia and its associated factors. Of the subjects studied, 69.4% had dyslipidemia, 35.7% had hypertriglyceridemia, 41.2% had hypercholesterolemia, 14.3% had high LDL-c, and 16% had low HDL-c. Disorder of 4 indexes, 3 indexes, 2 indexes, and one index was 0.3%, 6.6%, 23.7% and 38.8% respectively. Hypertention, diabetes, BMI and waist circumstance were signiffcantly associated with dyslipidemia.







TranKhoa Theo Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 4 (177) 2016

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

This website strongly recommends: